TÓM
LƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ
GIÁO
XỨ PHƯỚC AN
Vị
trí khu vực dân cư tại sở Xa Trạch gồm các làng công nhân cao su như: làng Bò
Com, làng Văn Hiên, làng Sở Líp và làng Sóc Tranh Sở. Được làm nên để phục vụ
cho đồn điền của người Pháp có tên Plantation de Terrerouge de Couchouth Quản Lợi.
Hệ
thống cai quản và sinh hoạt được người Pháp tổ chức rất là qui mô hình thành
trong cuộc sống của công nhân. Được nuôi dưỡng để lao động trong các vườn cây
cao su kể từ năm 1917.
Tất
cả công nhân đầu tiên được người Pháp tuyển mộ từ ngoài Bắc vào (gọi tắt là mộ
phu) có một số ít dân địa phương thuộc dân tộc Stiêng gọi là dân gốc bản địa sống
lâu đời. Từ những thời gian ban đầu có một số ít bà con theo đạo Công Giáo. Sau
đó được qui tụ và hình thành tổ chức Giáo Hội địa phương được thành lập năm
1933, ngôi nhà nguyện đặt tại vị trí làng Văn Hiên, chứng tích ngôi nhà nguyện
hiện nay vẫn còn sau bao năm tháng bị ngắt quảng do chiến tranh tàn phá.
Phần I: Trong sinh hoạt cộng đoàn dân Chúa tại sở Xa Trạch có Cha
cố Gioan Baotixita Lê Quang Bạch thường xuyên đến để giúp đỡ giáo dân và cử
hành Thánh Lễ vào ngày Chúa nhật (được xếp lịch lễ theo thứ tự) lý do: Cha cố
Gioan Baotixita coi và chăm sóc khu vực rộng lớn của đồn điền Quản Lợi có một
nhà thờ lớn vị trí tại Quản Lợi, Cha quản hạt khu vực rất rộng lớn từ Lai Khê
lên tới Lộc Ninh .
Đến
năm 1959 TGM Sài Gòn bổ nhiệm linh mục Dương Hoàng Thanh tiếp tục coi sóc nhà
thờ Sở Xa Cam và nhà thờ Sở Xa Trạch
Họ
đạo Xa Trạch có một ngôi nhà thờ rất khang trang và đẹp diện tích trên 1 ha, có
các dãy nhà trường tiểu học được các dì phước dòng Mến Thánh Giá đến dạy chữ và
dạy giáo lý. Con số giáo dân trong sở Xa Trạch có khoảng 200 người và tiếp tục phát
triển lớn dần lên, đến năm 1966 Cha cố Giuse Nguyễn Tiến Ninh đến coi sóc họ đạo
Xa Trạch.
Tháng
3 năm 1972 chiến tranh ác liệt đã tàn phá tất cả các làng mạc, nhà cửa của nhân
dân, từ ngày đó nhân dân phải đi di tản khắp nơi, ngôi nhà thờ Bò Com đã bị bom
đạn tàn phá san bằng không còn nữa.
Trong
3 năm, vùng đất Xa Trạch là nơi chiến địa tranh chấp cũng như toàn khu vực tỉnh
Bình Phước không còn dân cư sinh sống.
Năm
1975 hòa bình thống nhất. Địa bàn Xa Trạch là điểm dân cư các nơi đến lập nghiệp
theo hình thức dân kinh tế mới tiếp tục khôi phục các vườn lô cao su. Đời sống
bà con dựa vào sản xuất khai thác mủ cao su và mở rộng diện tích trồng mới cây
cao su, dân số là công nhân chiếm tỉ lệ 60%
Phần II: Thời gian trôi qua 23 năm không có nơi sinh hoạt cộng
đoàn, không có nhà thờ, không có linh mục
đến chăm sóc mục vụ mãi đến năm 2008 lần đầu tiên Cha quản hạt Bình Long đến
dâng Thánh Lễ mừng Chúa Giáng Sinh và sau đó mỗi năm tổ chức Thánh Lễ một lần
năm 2009, 2010, 2011, và lễ Phục Sinh năm 2012. Địa diểm tổ chức tại sân nhà
giáo dân khu vực ấp Văn Hiên.
Riêng
việc giáo dân đi đến giáo xứ Bình Long để được tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật và Lễ
Trọng thì phải đi cách xa 15km nên rất trở ngại vì thiếu phương tiện cá nhân
cũng như phương tiện công cộng. Các cụ ông bà, người ốm yếu kể cả các cháu thiếu
nhi đều không thể đến nhà thờ giáo xứ Bình Long.
Tính
đến thời điểm này tổng số giáo dân gồm có 152 hộ gia đình, 541 giáo dân đều cư
ngụ tại địa bàn xã Phước An, tinh thần sống đạo rất khô khan, nguội lạnh, yếu
đuối trong bổn phận giữ đạo, hiện có đến 87% gia đình bị rối đạo. Điều mong ước
của bà con giáo dân Phước An đã được một vị ân nhân lớn là ông bà Gioan Lê Anh
Tuấn đến mua một miếng đất và hiến dâng cho Giáo Hội, diện tích đất gồm 8513,5m2
trở thành đất tôn giáo.
Phần III: Với sự kiện thuận lợi và đủ điều kiện bà con giáo dân đã
trình lên Đức Cha giáo phận, Đức Cha gửi đơn xin chính quyền các cấp, sau là
cùng cầu nguyện trước lòng thương xót Chúa và sẵn sàng chờ đón ngày hạnh phúc
đã đến với kết quả : UBND tỉnh Bình Phước đã chấp thuận đề nghị và cấp giấy
phép Phước An được thành lập giáo xứ với danh xưng là giáo xứ Phước An, trực
thuộc giáo phận Phú Cường. TGM Phú Cường
bổ nhiệm một linh mục trẻ là Cha Phaolô Nguyễn Quốc Tiến đến chăm sóc mục
vụ Tông Đồ kể từ ngày 18-07-2012.
Trong
niềm vui hân hoan đón mừng ngày đại lễ mừng ngày thành lập giáo xứ và mừng đón
Cha tân chánh xứ Phước An. Thánh Lễ được tổ chức long trọng, Đức Cha Giuse Nguyễn
Tấn Tước và trên 50 linh mục đến dâng Thánh Lễ đồng tế, có sự hiệp thông của
các tu sĩ nam nữ và gần 1000 giáo dân đến tham dự để cầu nguyện và chúc mừng
cho giáo xứ Phước An.
Trang
lịch sử giáo xứ Phước An tiếp tục được mở ra để ghi chép sự phát triển cùng với
Giáo Hội toàn cầu.
Phần
IV: Giáo xứ Phước An nhận thánh Giuse lao
động là Thánh bổn mạng giáo xứ.
Hình
thành tổ chức hoạt động của giáo xứ Phước An được chia thành 4 khu người kinh
và 2 khu người dân tộc Satiêng (số lượng trên 100 giáo dân tân tòng). Hiện trạng
chưa có nhà thờ và chưa có nơi để cho
các em thanh thiếu niên cầu nguyện và học hỏi giáo lý.
Công
việc hiện tại và hướng đến tương lai: Các dự án xây dựng cơ sở vật chất và một
ngôi Thánh Đường để có nơi thờ phượng Chúa cho xứng hơp là cấp thiết nhất. Cha
xứ, hội đồng giáo xứ, cộng đoàn giáo dân giáo xứ Phước An cùng nhau cố gắng để
góp công góp sức xây dựng, sau là lan toả đến muôn nơi ngõ hầu tìm ân nhân xa gần
xin cầu nguyện và rộng tay giúp đỡ các nguồn lực xây dựng và phát triển vững bền
giáo xứ Phước An.
Chúa chăn nuôi tôi, tôi nào thiếu thốn gì . Chúa bảo vệ tôi, tôi nào còn sợ ai, còn sợ chi
Trả lờiXóa